Nẹp Gỗ Y Tế Thiết Bị Hỗ Trợ Quá Trình Cố Định Xương Tiện Lợi
Nẹp gỗ trong y tế là một thiết bị đóng vai trò không nhỏ trong quá trình sơ cứu ban đầu và quá trình phục hồi của vết thương đặc biệt là các bộ phận xương và khớp bị gãy. Có thể thấy được rằng nẹp gỗ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, những ai chưa nắm bắt được các tiện ích, cách dùng của nẹp gỗ chuyên dụng này thì hãy xem hết bài viết giới thiệu sau đây của Nhathuoc247.com nhé.
Các ưu và nhược điểm của việc sử dụng nẹp gỗ y tế
Mỗi một thiết bị thì đều có các ưu và nhược điểm riêng của nó, nẹp gỗ y tế cũng vậy tùy theo mục đích sử dụng của mọi người mà nẹp gỗ biểu thị các ưu nhược điểm khác nhau. Một số ưu điểm và nhược điểm của nẹp gỗ như sau:
Ưu điểm của nẹp gỗ dùng trong y tế
Độ cứng cao và có khả năng chịu lực tốt. Như các bạn đã biết tất cả các loại nẹp gỗ y tế được gia công và xử lý từ các loại gỗ cứng như bách, sồi, dẻ gai, maple những loại gỗ lâu năm chất lượng có độ cứng và linh hoạt nhất định. Việc gia công các loại nẹp bằng các loại gỗ này sẽ giúp hỗ trợ, cố định các bộ phận bị thương trên cơ thể.
Có độ thoáng khí và mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái hơn so với các loại nẹp bằng các chất kim loại, nhựa. Bởi nẹp gỗ này lấy chất liệu trong tự nhiên để gia công nên sẽ phù hợp với đa số các loại da, vừa thông thoáng vừa không gây kích ứng da.
Tính năng thứ ba đó là dễ điều chỉnh, trong các trường hợp khẩn cấp nẹp gỗ y tế này có thể gia công luôn mà không cần đến các công cụ cắt, bào. Các loại nẹp thường rất dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với tất cả loại xương, hình dạng của cơ thể.
Nhược điểm của nẹp gỗ dùng trong y tế
Ngoài các ưu điểm kể trên thì nẹp gỗ y tế cũng có các nhược điểm sau đây:
Tuy có độ cứng cao nhưng nẹp gỗ này lại có độ bền bị hạn chế. Do nẹp y tế làm bằng gỗ nên khi sử dụng lâu dài có thể bị biến dạng, bị nứt do tiếp xúc với độ ẩm cao.
Nẹp gỗ thường nặng hơn so với các dụng cụ được làm từ kim loại hay bằng nhựa nên đôi khi có thể gây khó chịu cho bệnh nhân nếu sử dụng trong thời gian dài.
Nẹp gỗ y tế được xếp vào loại dụng cụ khó vệ sinh so với các loại dụng cụ khác. Bởi khi xử lý không cẩn thận các loại gỗ có thể chứa các loại vi khuẩn nấm mốc gây nguy hiểm đến vết thương. Vì vậy mà khi xử lý các bộ nẹp cần phải chú ý vệ sinh cẩn thận và đảm bảo làm khô các thanh gỗ nẹp trước khi đưa vào sử dụng.
Tiếp đến có thể kể là các loại nẹp gỗ được gia công tỉ mỉ nên có giá thành cao hơn so với các loại nẹp khác. Thế nên việc sử dụng có thể bị hạn chế trong một số trường hợp, làm giảm khả năng sử dụng một cách rộng rãi.
Công dụng của các loại nẹp gỗ y tế
Việc sử dụng nẹp gỗ y tế trong các trường hợp bị thương và gãy xương có các công dụng sâu đây:
Nẹp gỗ giúp hỗ trợ quá trình sơ cứu ban đầu. Sử dụng để cố định các vết thương đặc biệt là các vết thương về xương. Việc cố định như vậy sẽ giúp xương không bị gãy hoặc bị lệch thêm trong quá trình di chuyển.
Không chỉ có ích trong quá trình sơ cứu ban đầu nẹp gỗ y tế còn hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình phục hồi.
Nẹp gỗ góp phần vào việc tạo điều kiện các vết thương phục hồi một cách an toàn, hiệu quả. Có thể giúp bệnh nhân trong việc thực hiện các bài tập trị liệu vật lý trong giai đoạn chuẩn bị phục hồi.
Các loại nẹp gỗ trong y tế thường gặp
Các loại nẹp gỗ y tế thường xuất hiện nhiều, trong lĩnh vực y tế có thể kể đến đó là các loại sau đây:
Thứ nhất là dùng để nẹp cột sống
Khi va chạm làm gãy xương sống hoặc thoát vị đĩa đệm các bác sĩ thường sử dụng các loại nẹp gỗ này cho sơ cứu ban đầu để giúp ổn định cột sống ngừa việc di lệch cột sống làm giảm bớt sự vận động. Tùy thuộc vào cơ cấu cơ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sử dụng các loại nẹp cho phù hợp. Thông thường nẹp gỗ dùng cho cột sống thường có chiều dài khoảng 30 – 60cm, rộng khoảng 8-15cm, dày khoảng 1.5-3cm.
Thứ hai dùng trong nẹp đầu gối
Nẹp đầu gối dùng trong trường hợp chấn thương, phẫu thuật liên quan đến việc sai lệch khớp gối. Việc sử dụng nẹp này để hạn chế việc vận động, di chuyển của khớp trong quá trình bị thương hay đang phục hồi. Chiều dài của nẹp đầu gối thông thường từ 20- 40 cm, còn chiều rộng nằm trong khoảng 8 -12 cm và độ dày từ 1 -2 cm.
Thứ ba dùng để nẹp ngón tay hoặc ngón chân bị gãy
Việc ngón tay hay ngón chân bị gãy có lẽ là trường hợp mà các bác sĩ gặp nhiều nhất bởi các ngón tay hay ngón chân của con người là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Chiều dài của loại nẹp tay này trong khoảng 5-10 cm, rộng từ 2 -4 cm, dày khoảng 0.5 -1 cm
Thứ tư dùng trong nẹp cổ
Các loại nẹp gỗ thiết kế riêng để cố định cổ trong các trường hợp chấn thương vùng cột sống cổ, hay có tình trạng đau mỏi cổ. Nẹp này giúp ngăn ngừa việc cột sống cổ bị di lệch và hạn chế vận động của bệnh nhân để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn. Chiều dài của thiết bị nẹp cổ này trong khoảng 15- 30 cm, rộng 5 -10 cm và dày từ 1 – 2 cm.
Ngoài các loại nẹp gỗ y tế thường xuất hiện trên thì còn có các loại nẹp dùng cho các bộ phận khác như: Nẹp gỗ dùng cho khủy tay, cổ chân; đùi và ống chân;vết thương bị hở…Tùy theo giới tính và độ tuổi mà các kích thước nẹp gỗ này có thể linh hoạt khác nhau để phù hợp cho mọi đối tượng khác nhau.
Hướng dẫn cách dùng cho tất cả các loại nẹp gỗ y tế
Nếu những ai ở xa bệnh viện, không có điều kiện để đi bệnh viện hay phòng khám ở xa, đối với các vết thương lớn, nhỏ có thể sơ cứu ban đầu theo các bước như sau:
- Bước 1 : Đến các quầy thuốc hoặc cửa hàng thiết bị y tế gần nhất để mua nẹp phù hợp với chỗ bị thương. Trước khi mua hãy tham khảo ý kiến của người bán.
- Bước 2: Mua cùng các dụng cụ bổ trợ như: Băng, gối đệm, kéo, keo.
- Bước 3: Xử lý nẹp trước khi sử dụng để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Bước 4: Đặt nẹp đúng vị trí bị thương, đảm bảo nẹp được căn chỉnh tốt nhất không nên bó quá chặt hoặc lỏng lẻo.
- Bước 5: Cố định nẹp bằng cách sử dụng băng keo hoặc dây buộc tránh nẹp bị rơi ra và hạn chế di chuyển.
Lưu ý các bước trên chỉ là quá trình sơ cứu tạm thời khi các điều kiện không cho phép. Để đảm bảo an toàn hãy đưa bệnh nhân đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được điều trị, chẩn đoán chính xác.
Mua đai, nẹp gỗ ở đâu uy tín?
Để mua đai, nẹp gỗ hàng chất lượng, chuẩn an toàn mọi người có thể truy cập website nhathuoc247.com để đặt hàng hoặc đến trực tiếp cửa hàng theo địa chỉ bên dưới.
Địa chỉ nhà thuốc: Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại Tại Tp. Hồ Chí Minh: Điện thoại liên hệ đặt hàng: