Tổng Hợp Các Loại Thuốc Tiểu Đường Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là một trong những bệnh mạn tính đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Điều trị căn bệnh này không chỉ đòi hỏi sự thay đổi lối sống và chế độ ăn uống mà còn phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các loại thuốc phù hợp. Hãy cùng nhathuoc247.com tìm hiểu chi tiết về thuốc tiểu đường đang được sử dụng phổ biến trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường là gì?
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể. Bệnh này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hoặc sử dụng insulin, một hormone quan trọng giúp điều chỉnh mức đường huyết. Căn bệnh này có 3 dạng chính:
Tiểu đường Type 1 | Tiểu đường Type 2 | Tiểu đường thai kỳ | ||
Nguyên nhân | Hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tụy, nơi sản xuất insulin. | Cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc thậm chí không thể sử dụng chất này một cách hiệu quả. | Phát triển trong thời kỳ mang thai. Nó thường có thể biến mất sau khi sinh. | |
Đặc điểm | Thường gặp ở đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Bệnh nhân mắc Type 1 phải dùng insulin suốt đời. | Phát triển ở người trưởng thành và có liên quan chặt chẽ đến lối sống, bao gồm béo phì và ít hoạt động thể chất. | Gây nguy cơ cao cho cả mẹ và bé, bao gồm khả năng phát triển tiểu đường type 2 sau này. | |
Triệu chứng | Khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do, mờ mắt. | Tương tự như type 1 nhưng thường phát triển chậm hơn, có thể không rõ ràng trong giai đoạn đầu. | Thường không rõ ràng, cần được phát hiện qua các xét nghiệm đường huyết trong thai kỳ. |
Những đối tượng nào cần phải sử dụng thuốc trị tiểu đường
Việc sử dụng thuốc trị tiểu đường thường được xác định dựa trên loại tiểu đường, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời cần phải xem xét kỹ đáp ứng của bệnh nhân với các phương pháp điều trị khác như thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Dưới đây là những đối tượng chính cần phải sử dụng thuốc trị đái tháo đường:
Tiểu đường Type 1
Bệnh nhân tiểu đường type 1 cần phải sử dụng insulin suốt đời vì cơ thể họ không sản xuất được insulin. Việc sử dụng insulin là bắt buộc để kiểm soát mức đường huyết và duy trì sức khỏe.
Tiểu đường Type 2
Đối với những người mắc tiểu đường Type 2, phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân không kiểm soát được mức đường huyết chỉ bằng thay đổi lối sống
- Bệnh nhân có mức HbA1c (chỉ số đo mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng) cao hơn ngưỡng mục tiêu thường được chỉ định dùng thuốc ngay từ đầu.
- Những người có nguy cơ cao phát triển biến chứng đái tháo đường như bệnh tim mạch, tổn thương thận hoặc các vấn đề về mắt có thể cần sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn.
Tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ mà không kiểm soát được mức đường huyết chỉ bằng thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện. Do đó, có thể cần sử dụng insulin hoặc các loại thuốc tiểu đường khác an toàn trong thai kỳ.
Có các bệnh kèm theo
Bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo như cao huyết áp, mỡ máu cao hoặc bệnh tim mạch có thể cần thuốc để giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến đái tháo đường.
Có yếu tố di truyền mạnh
Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường và có nguy cơ cao phát triển bệnh có thể được khuyến cáo dùng thuốc sớm hơn để phòng ngừa hoặc kiểm soát bệnh hiệu quả.
6 nhóm các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 phổ biến hiện nay
Việc lựa chọn loại thuốc điều trị tiểu đường cần dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ kiểm soát đường huyết và sự đáp ứng của bệnh nhân với các loại thuốc khác nhau. Vì vậy, hiện nay trên thị trường đang có 6 nhóm thuốc điều trị tiểu đường.
Nhóm gây ức chế men Alpha-Glucosidase
Đại diện của nhóm này là Acarbose (Glucobay).
- Cơ chế hoạt động: Ngăn chặn enzyme alpha-glucosidase trong ruột non, làm chậm quá trình phân giải carbohydrate thành glucose, từ đó làm giảm đường huyết sau bữa ăn.
- Cách sử dụng: Dùng ngay sau miếng cơm đầu tiên.
- Tác dụng phụ: Đầy hơi và tiêu chảy.
Nhóm Biguanide
Trong nhóm này gồm có Metformin (Glucophage) và Phenformin
- Metformin (Glucophage): Giảm sản xuất glucose ở gan và tăng cường độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Thường dùng sau ăn, một hoặc nhiều lần mỗi ngày. Có tác dụng phụ gây tiêu chảy, nhưng có thể giảm bằng cách dùng thuốc chung với thức ăn, tăng liều từ từ hoặc dùng các thuốc thế hệ mới.
- Phenformin: Hiện nay đã bị cấm dùng do tăng nguy cơ nhiễm toan máu. Người bệnh cần thận trọng khi mua các thuốc không rõ nguồn gốc.
Nhóm ức chế men DPP-4
Ví dụ: Sitagliptin (Januvia), Saxagliptin (Onglyza), Linagliptin (Tradjenta).
- Cơ chế hoạt động: Ngăn chặn enzyme DPP-4, kéo dài tác dụng của hormone GLP-1, giúp kiểm soát đường huyết sau ăn.
- Cách sử dụng: 1 ngày/lần
- Lưu ý: Đối với bệnh nhân suy tim cần thận trọng khi dùng Saxagliptin.
Nhóm Sulfonylureas
Gồm: Gliclazide (Diamicron), Glimepiride (Amaryl), Glibenclamide (Glucovance):
- Cơ chế hoạt động: Kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin.
- Cách sử dụng: Thường dùng trước bữa ăn.
- Tác dụng phụ: Hạ đường huyết quá mức, đặc biệt ở Glibenclamide. Nên tránh dùng cho những bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết.
Nhóm Thiazolidinediones (TZD)
Tiêu biểu của nhóm này là Pioglitazone (Actos).
- Cơ chế hoạt động: Tăng cường độ nhạy cảm insulin ở mô cơ và mỡ, ngăn chặn sản xuất glucose ở gan.
- Cách sử dụng: 1 ngày/lần
- Tác dụng phụ: Có thể làm nặng thêm tình trạng suy tim, thiếu máu, hoặc gây tăng cân. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia và các bác sĩ điều trị đái tháo đường trước khi sử dụng.
Nhóm ức chế kênh SGLT2
Gồm: Dapagliflozin (Farxiga), Canagliflozin (Invokana), Empagliflozin (Jardiance).
- Cơ chế hoạt động: Tăng thải glucose qua nước tiểu, giảm đường huyết.
- Cách sử dụng: Uống mỗi ngày một lần, thường vào buổi sáng.
- Tác dụng phụ: Nhiễm khuẩn hoặc nấm đường tiết niệu. Cần uống nhiều nước và giữ vệ sinh sạch sẽ.
Các loại thuốc phối hợp:
Ngoài việc sử dụng từng loại thuốc, người bệnh có thể kết hợp nhiều hoạt chất trong cùng một viên thuốc để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn và giảm tác dụng phụ. Hơn nước, việc kết hợp này còn giúp giảm số lần dùng thuốc và giảm giá thành. Vì vậy việc điều trị bệnh tiểu tường sẽ hiệu quả hơn.
Những điều lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc đái tháo đường
Khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường, có một số điều quan trọng mà bệnh nhân cần lưu ý:
- Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc, viên uống hỗ trợ tiểu đường về liều lượng và lịch trình điều trị.
- Thực hiện theo lịch trình kiểm tra đường huyết do bác sĩ đề xuất. Việc kiểm tra đường huyết đều đặn giúp theo dõi hiệu quả của điều trị và điều chỉnh liều lượng thuốc khi cần thiết.
- Theo dõi và báo cáo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện khi sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường. Cần chú ý đặc biệt đến các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, hoặc đau tim.
- Không được phép tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Tự điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Đối với trẻ em và người cao tuổi có thể cần sự theo dõi đặc biệt khi sử dụng thuốc chữa tiểu đường để đảm bảo an toàn và hiệu quả của điều trị.
Một số câu hỏi về thuốc tiểu đường
Để giúp mọi người hiểu hơn về bệnh tiểu đường, dưới đây bài viết sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến căn bệnh này:
Có thuốc tiêm tiểu đường không?
Có, trong điều trị tiểu đường tuýp 2, một số loại thuốc tiêm được sử dụng để hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết. Một số loại thuốc tiêm tiêu biểu như:
- Insulin: Giúp giảm mức đường huyết bằng cách tăng cường sự hấp thụ glucose vào tế bào. Tuy nhiên, nó sẽ gây tác dụng phụ làm hạ đường huyết và tăng cân.
- Glucagon-Like Peptide-1 Receptor Agonists: Làm tăng tiết insulin khi mức đường huyết cao, giảm tiết glucagon, làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng cảm giác no.
- Amylin mimetics: Giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm sản xuất glucose từ gan và giảm cảm giác đói. Đặc biệt, giúp kiểm soát đường huyết sau ăn.
Các loại thuốc tiêm này cung cấp các lựa chọn hiệu quả cho việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tiêm cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Có loại thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường không?
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Có loại sữa nào dành cho người tiểu đường không?
Dưới đây là ba loại sữa phổ biến và tốt cho người tiểu đường, dựa trên thành phần dinh dưỡng và khả năng kiểm soát đường huyết:
- Glucerna: Được thiết kế đặc biệt cho người tiểu đường với hàm lượng carbohydrate thấp và chỉ số đường huyết thấp. Sản phẩm chứa protein, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nó giúp kiểm soát đường huyết, giảm cảm giác đói và cung cấp dinh dưỡng cân bằng.
- Ensure Diabetes Care: Chứa hỗn hợp chất xơ, carbohydrate phức tạp, protein và chất béo lành mạnh. Nó được thiết kế để duy trì mức đường huyết ổn định. Đồng thời cung cấp năng lượng bền vững và dinh dưỡng đầy đủ.
- Nutren Diabetes: Bao gồm hỗn hợp protein, chất béo không bão hòa và carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết, cải thiện cảm giác no và cung cấp dinh dưỡng cân bằng.
Có viên uống hỗ trợ đường huyết không?
Có một số loại viên uống bổ sung có thể hỗ trợ sức khỏe trong việc kiểm soát đường huyết trên thị trường như: Berberine, Chromium Picolinate, Alpha-Lipoic Acid, Cinnamon Extract (Chiết xuất quế),… Tuy nhiên, các viên uống bổ sung này không thay thế được thuốc điều trị chính mà chỉ nên được sử dụng như một phần của chế độ điều trị tổng thể.
Sử dụng đường ăn kiêng có tốt cho người bệnh tiểu đường không?
Sử dụng đường ăn kiêng có thể là một lựa chọn hữu ích cho người bệnh tiểu đường. Những loại chất tạo ngọt không calo như aspartame, sucralose và saccharin không làm tăng mức đường huyết. Nó giúp người tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả hơn.
Đồng thời, việc sử dụng đường ăn kiêng cũng giúp giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ trong việc duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân. Điều này rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2.
Mua thuốc trị tiểu đường tại Nhà Thuốc 247
Khi cần mua thuốc tiểu đường, hãy đến ngay Nhà Thuốc 247. Với sự đa dạng về sản phẩm thực phẩm chức năng, khách hàng có thể tìm thấy thuốc phù hợp với nhu cầu của mình một cách dễ dàng. Mọi sản phẩm đều được kiểm tra chất lượng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Truy cập website để đặt hàng ngay hoặc đến trực tiếp cửa hàng theo địa chỉ bên dưới.
Địa chỉ nhà thuốc: Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại Tại Tp. Hồ Chí Minh: Điện thoại liên hệ đặt hàng: