Vớ Y Khoa – Trợ Thủ Đắc Lực Điều Trị Suy Giãn Tĩnh Mạch
Vớ y khoa là một vật quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân vẫn sử dụng sai cách, dẫn đến hiệu quả điều trị không đạt được như mong muốn. Để hiểu rõ hơn về loại vớ này cũng như công dụng và các lưu ý quan trọng khi sử dụng, mời bạn cùng khám phá chi tiết qua bài viết của Nhathuoc247.com.
Giới thiệu chung về vớ y khoa
Khái niệm về vớ y khoa
Vớ y khoa (medical compression stocking) là một loại vớ đặc biệt tạo ra áp lực, khác với vớ thông thường. Để điều trị bệnh hiệu quả, áp lực của vớ phải đảm bảo đúng độ dốc tiêu chuẩn. Đây là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của vớ chống giãn tĩnh mạch. Áp lực cần giảm dần từ mắt cá chân (100%) lên đến đùi (40%). Nếu áp lực giảm không đều hoặc áp lực ở phần trên cao hơn phần dưới, sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu nhiều hơn. Nếu bạn mang vớ không đạt chất lượng, có thể gây đau nhức chân và không giảm phù chân, cần xem xét lại chất lượng của vớ.
Những công dụng sức khoẻ mà vớ y khoa mang lại
Công dụng của vớ y khoa là thiết bị y tế điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh này có nhiều biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.
- Một số triệu chứng ban đầu bao gồm đau nhức chân, phù mắt cá chân vào buổi chiều, nặng chân vào buổi chiều, và chuột rút ban đêm khiến bạn thức giấc.
- Ở tình trạng nặng hơn, có thể thấy tĩnh mạch nổi dưới da, phù chân nặng hơn, chân dễ bầm khi va chạm nhẹ, tĩnh mạch mạng nhện (mạch máu nhỏ nổi li ti xanh đỏ, khi ấn vào thì mất) hoặc các triệu chứng xuất hiện sớm hơn trong ngày.
- Ở giai đoạn nặng nhất, tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo và cuộn thành cục dưới da, da bị sạm từ bàn chân lên, chàm hóa da hoặc phù chân ấn không lõm (phù cứng). Do đó, sử dụng loại vớ này để chống suy giãn tĩnh mạch giúp ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi nào cần mang vớ y khoa giãn tĩnh mạch?
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh suy giãn tĩnh mạch, sẽ có các mức áp lực điều trị khác nhau như: CCL1, CCL2, CCL3. Nếu bạn muốn phòng ngừa, nên sử dụng các loại vớ không có ký hiệu CCL vì chúng tạo ra áp lực thấp hơn so với vớ dùng để điều trị. Do đó, ngay từ giai đoạn sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch, đã nên có chỉ định mang vớ chống giãn tĩnh mạch.
Một số trường hợp cần mang vớ bao gồm:
- Khi đi lại, làm việc, đứng và ngồi: Trong các hoạt động này, vớ chống giãn tĩnh mạch giúp giảm ứ đọng máu. Tuy nhiên, khi nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm, không cần mang vớ vì áp lực khi nằm cao hơn lúc đứng và có thể gây khó chịu.
- Khi tập thể dục: Nếu bạn cảm thấy đau bắp chân khi đi nhiều, hãy mang vớ chống giãn tĩnh mạch khi tập. Để tăng hiệu quả bơm máu của vớ, hãy vận động tại chỗ bằng các bài tập đơn giản ngay trong khi làm việc. Mỗi lần tập như vậy giúp bơm máu lên và giảm ứ đọng máu ở chân. Vận động càng thường xuyên thì bắp chân càng hoạt động tốt, giảm nguy cơ ứ đọng máu vào cuối ngày.
- Khi làm việc trong môi trường ít vận động: Nếu bạn phải đứng hoặc ngồi suốt cả ngày, nên mang vớ loại dùng để phòng ngừa (không có ký hiệu CCL) để giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Hướng dẫn cách sử dụng vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch
Chọn kích cỡ vớ như thế nào?
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chọn loại vớ y khoa phù hợp với nhu cầu sử dụng. Vớ thường được chia làm 3 loại chính:
- Class 1: Áp lực tạo ra 15 – 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15 mmHg và ở bắp chân là 20 mmHg).
- Class 2: Áp lực tạo ra 20 – 30 mmHg (áp lực ở cổ chân là 20 mmHg và ở bắp chân là 30 mmHg).
- Class 3: Áp lực tạo ra 30 – 40 mmHg (áp lực ở cổ chân là 30 mmHg và ở bắp chân là 40 mmHg).
Chọn đúng size vớ phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bạn cần lưu ý nếu có sự thay đổi về cân nặng hoặc tình trạng phù, thì phải thay đổi kích thước vớ phù hợp.
Hướng dẫn cách mang vớ y khoa đúng cách
Trước tiên bạn dùng hai tay nắm lấy hai bên miệng vớ và kéo lên. Tiếp theo, kéo vớ qua khỏi bàn chân, cố gắng kéo lên càng cao càng tốt. Sau đó, chọn một đoạn giữa thân vớ mà bạn có thể nắm được hai bên và tiếp tục kéo lên, cố gắng kéo vớ lên cao thêm. Nếu có những đoạn vớ bị chùn hoặc gấp lại, bạn nên kéo vớ xuống qua điểm đó rồi kéo lên lại để đảm bảo vớ không bị đùn hoặc gấp.
Lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi loại bỏ hết những chỗ vớ bị đùn hoặc gấp. Cuối cùng, kiểm tra vớ để đảm bảo vớ nằm đúng vị trí ở gót chân. Với cách này, bạn có thể chắc rằng mình đã mang vớ chống giãn tĩnh mạch được mang một cách chính xác, giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Nên mua vớ y khoa ở đâu chất lượng nhất?
Tại Nhathuoc247.com, chúng tôi tự hào là một trong những địa điểm uy tín hàng đầu trong cung cấp các sản phẩm y tế đặc biệt là vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch. Khi mua hàng của chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn và đo chân chính xác, giúp bạn chọn đúng size vớ. Việc chọn đúng size vớ rất quan trọng vì chỉ khi mang đúng size, vớ mới phát huy hiệu quả điều trị. Không nên mang vớ lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước chân của bạn. Để mua hàng, hãy iên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây.
Địa chỉ nhà thuốc: Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại Tại Tp. Hồ Chí Minh: Điện thoại liên hệ đặt hàng: